Benjamin Franklin

Saturday 11 June 2011 § 0


Điều độ : Không ăn đến chán, không uống đến say. Lựa chọn công việc, hoạt động phù hợp với thể lực, trí lực của bản thân.
Yên lặng : Không nói những lời nói không có ích cho bản thân hoặc bạn hữu. Tránh xa những câu chuyện ba hoa.

Thứ tự : Sắp đặt mọi vật vào chỗ riêng, mọi việc vào một thời giờ nhất định.
Quyết tâm : Việc gì thấy cần thì phải quyết tâm làm, việc gì đã quyết tâm thì phải làm kì được. Try my best
Tiết kiệm : Chỉ tiêu tiền, sức, thời gian cho những việc có ích cho mình hoặc cho người cần giúp đỡ.
Chuyên cần : Không phí thì giờ. Lúc nào cũng làm việc hữu ích. Tránh đi những việc vô ích.
Thành thật : Không nói xấu người, có những ý nghĩ lành mạnh và đúng đắn. Nếu nói điều gì phải nói cho đúng.
Công bằng : Không làm hại người khác, và hưởng những gì mình được hưởng.
Dung hòa : Tránh mọi thái cực (nên có tư duy biện chứng). Chịu đựng những điều trách mắng nếu thấy mình có lỗi. Biết nói lời xin lỗi.
Sạch sẽ : Quần áo, nhà cửa, thân thể phải sạch sẽ. Lý lịch phải sạch sẽ.
Yên tĩnh : Tránh phiền não về những việc vặt thường xảy ra hoặc không tránh được. Không bao giờ lo lắng về việc người khác nghĩ hay nói về mình.
Khiêm tốn : Thừa nhận những thành quả của bản thân, đó là kết quả công khó ta đã bỏ ra. Thừa nhận thất bại, tìm ra lí do thất bại, tìm cách khắc phục nhược điểm.
Dũng cảm : Không nghĩ, nói, làm những điều sai quấy với nguyên tắc. Làm việc hết khả năng.


Cảm nhận đầu tiên của tôi, đây là đức tính của những con người mở đường. Trong Benjamin Franklin có các tố chất của một người mở đường. Các nguyên tắc cho thấy ông Franklin là một người thận trọng và công bằng. Lịch sử nước Mỹ đã được viết lên bởi những người như thế, họ tìm ra những giải pháp mới, mô hình tổ chức xã hội tối ưu và hiệu quả ... Đó là những con người uyên bác và tài ba muốn lập nên một hệ thống hoàn thiện chưa từng có. Tham vọng nhưng không dễ, điều này đòi hỏi phải tìm tòi và thử nghiệm. Mỗi hiến pháp và đạo luật được viết ra là mỗi viên gạch chắc chắn để xây dựng nền móng cho nước Mỹ thưở ban đầu... Không biết nói sao ... Tóm lại những nguyên tắc của Benjamin là những điều rất cơ bản mà đức tính của một người nên có nếu muốn bước đi thật xa và tìm ra những khám phá mới. Rèn luyện con người cũng giống như xây dựng quốc gia, chủ trương cơ bản là vô cùng quan trọng.... Tôi không chắc lắm vì chưa xây dựng được cái gì bao giờ nhưng tôi cho là vậy :-D
Benjamin Franklin là một nhà thử nghiệm, chắt lọc tri thức và rút kinh nghiệm từ thực tiễn, tất nhiên để tìm ra được một điều có giá trị thì phải trải qua gấp nhiều lần sai lầm. Ông ấy không phải là một người thừa hưởng. Nghĩ về điều này cho tôi một liên tưởng thú vị ... Khi nghĩ là thế giới nội tại bên trong con người ông ta giống như một cái cân, mà 2 đầu của nó là trí tuệ và cảm xúc, IQ và EQ. 
Có thể những người như ông, những nhà thử nghiệm và dò đường tương tự cần trải qua 5 hay thậm chí là 10 lần sai đường để đến lần thứ 11 sẽ thành công. Tôi cho rằng những người tương đối thông minh thì sẽ không làm sai quá 5 lần... Như vậy, cứ cho rằng đến lần thứ 6 ông ta làm đúng, ông ta tìm ra được một chân lý mới. Đổi 5 lần làm sai và ông ta mài được một viên ngọc, cái giá này vẫn còn hời chán. Từ nay, kinh nghiệm quí báu đó sẽ trở thành tri thức và đi theo ông ta mãi mãi. Nhưng nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, ông ta đã phải đổi 4 lần nếm trải cảm giác thất bại để đổi lấy một lần được hưởng hương vị của thành công. Lý trí thì cân đo đong đếm và biết tính toán nhưng cảm xúc thì không. Cảm xúc tác động bao trùm lên đời sống của con người, cả từ bên ngoài vào và từ bên trong ra. Lắng nghe cảm xúc của bản thân là rất quan trọng. Không biết cảm giác vui sướng khi thành công to lớn đến đâu, liệu có đủ để bù đắp cho 4 -5 lần thất vọng tràn trề và hoang mang? Dù sao thì nó cũng đã xảy ra, 5 lần thất vọng để được lấy 1 lần thỏa mãn, một thỏa mãn triệt tiêu đi một thất vọng, còn 4 lần cảm giác thất vọng được quy đổi ra thành tri thức cá nhân. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng nội tại bên trong con người giống như một cái cân. 
Vậy thì băn khoăn ở đây là liệu chúng ta có nên trở thành một người mở đường, như Benjamin Franklin cũng như bao nhiêu người khác? ...Giá như mọi thứ đều đơn giản như là đến siêu thị và chọn lấy món hàng mà mình muốn. Nếu muốn sống thanh thản và hạnh phúc thì có lẽ là không nên.
Thế nhưng có vẻ như hầu hết là chúng ta không được quyền chọn ... Tạo hóa vĩ đại ở một thượng tầng vĩ mô đã chi phối và đặt chúng ta ở vị trí mà chúng ta đang đứng hiện tại. Không thể nào khác được. Đó là định mệnh. Người ta nói ta rằng không có số phận, cũng như định mệnh để khuyến khích chúng ta bứt phá và vượt lên trên khó khăn của hoàn cảnh. Do đó người ta nói : Không có số phận định trước. Tôi rất thích tin vào điều đó khi tôi mới học được nó. Nhưng sau cùng thì chúng ta rồi cũng sẽ phải đi theo chỉ dẫn của định mệnh. Chỉ có điều cái định mệnh mới này khác cái ngày xưa ở chỗ nó rất bao dung và tôi yên tâm có thể lựa chọn cho mình một số phận như ý mình muốn.
^^ 
... Khi định mệnh không phải là một kịch bản soạn sẵn, cuộc đời là một màn đêm mông lung, còn định mệnh là ngôi sao có ánh sáng dẫn đường.

What's this?

You are currently reading Benjamin Franklin at P.M [pi-em].

meta

§ Leave a Reply